Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vụ sinh con từ tinh trùng chồng quá cố: Lỗ hổng về pháp lý

Vụ sinh con từ tinh trùng chồng quá cố: Lỗ hổng về pháp lý
Sáng 31.12, Bộ Tư pháp đã họp báo tổng kết công tác tư pháp quý IV năm 2013. Một trong những câu hỏi được báo chí quan tâm là trường hợp chị Hoàng Thị Kim Dung (Pháp Vân, Hà Nội) sinh 2 đửa trẻ (sinh đôi) từ tinh trùng của chồng là Hồ Sỹ Ngọc (tử vong cách đây 4 năm vì tai nạn giao thông), vấn đề hộ tịch, khai sinh, pháp luật thừa kế…sẽ được thực hiện thế nào, trong luật đã có quy định?
 Hai cháu bé được sinh ra như câu chuyện cổ tích.

Hai cháu bé được sinh ra như câu chuyện cổ tích.





Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết: Trường hợp như nêu trên hiện nay chưa có quy định cụ thể. Pháp luật về Hộ tịch thấy chỉ có quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho các cháu sinh ra khi bố mẹ là hôn thú và đăng ký khai sinh trong trường hợp đứa trẻ được khai là con ngoài dã thú.

“Vấn đề này theo tôi phải theo quy định pháp luật về Hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự. Nhưng tôi được biết hiện nay chưa có quy định cụ thể về trường hợp này trong cả 2 luật” – ông Toàn cho hay.


Ông Toàn cho biết thêm trong Nghị định số 12/2003 của Chính phủ, trong điều 2 có quy định áp dụng với những cặp vợ chồng vô sinh, sinh con theo phương pháp khoa học, phụ nữ sống độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo phương pháp hỗ trợ kỹ thuật sinh sản này thì phụ nữ chồng đã chết thì coi là độc thân.


“Chúng ta có thể coi trường hợp người phụ nữ sinh con từ tinh trùng của người chồng đã chết trước 4 năm cũng là trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học. Tuy nhiên trong Nghị định 12/2003 chỉ quy định phụ nữ sinh con theo phương pháp khoa học đối với tinh trùng từ người khác, chứ chưa có quy định lấy tinh trùng của người chồng đã chết. Thực tiễn luôn đi trước pháp luật, trường hợp này chúng tôi sẽ nghiên cứu và đưa vào quy định của pháp luật”- ông Toàn trình bày.


Còn về pháp luật hộ tịch khi xác định được người cha thì pháp luật sẽ hướng dẫn đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. Trong trường hợp này xác định Quốc tịch, Dân tộc cho đứa trẻ theo người mẹ, kiểu áp dụng này giống phụ nữ sinh con ngoài dã thú. Ông Trần Tiến Dũng – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho rằng: Đây là vụ việc cụ thể, nếu nói pháp luật hộ tịch đăng ký khai sinh rõ ràng chúng ta chưa tính đến.


“Việc vận dụng theo kiểu sinh con ngoài dã thú là không phù hợp. Phần khai sinh phải tính toán vì ở đây đã xác định được cha đứa trẻ, chúng tôi sẽ có nghiên cứu và trong quá trình sửa đổi sau này sẽ đưa vào những trường hợp đặc biệt. Đặc biệt ở đây là rất rõ là vì lý do nhân đạo nên phải tính toán” – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp nhấn mạnh.


Theo Bộ Tư pháp năm 2013, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đã thực hiện đăng ký khai sinh, khai sinh lại cho trên 2 triệu trường hợp tăng hơn 12% so với năm 2012; Đăng ký kết hơn cho hơn 839 nghìn cặp tăng hơn 9%, trong đó đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là hơn 12.500 trường hợp, tăng 3% so với năm 2012.


Trong năm 2013, Chủ tịch Nước đã ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam 902 trường hợp, trong đó có 889 trường hợp là người không quốc tịch cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên. Giải quyết được 360 trường hợp con nuoi có yếu tố nước ngoài, tăng gần 56% so với năm 2012; Giải quyết 188 trường hợp trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt. Trong nước đã giải quyết được 2880 trường hợp nuôi con nuôi.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ cho thuê taxi tải

Dịch vụ cho thuê taxi tải vận chuyển hàng hóa