Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Báo Nga: Ấn Độ triển khai tàu ngầm hạt nhân vì mối đe dọa Trung Quốc

Báo Nga: Ấn Độ triển khai tàu ngầm hạt nhân vì mối đe dọa Trung Quốc
Theo Tiếng nói nước Nga, mới đây, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) ông Avinash Chander đã tuyên bố rằng, "trong vòng một hai tháng tới" tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ INS Arihant sẽ thực hiện phóng tên lửa đạn đạo BO-5 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Điều này có nghĩa, trong tương lai gần Ấn Độ sẽ sở hữu lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển, chuyên gia Vasily Kashin Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga nhận định.


Trước đó, tên lửa BO-5 của Ấn Độ đã trải qua chu kỳ các thử nghiệm bắn từ bệ phóng mặt đất và phao mô phỏng tàu ngầm. Câu hỏi trước mắt là độ tin cậy của toàn bộ hệ thống bao gồm tên lửa và tàu vận chuyển.


Dù hệ thống có chứng tỏ độ tin cậy thì Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn đầu xây dựng lực lượng hải quân hạt nhân chiến lược. Lúc này, các tên lửa của Ấn Độ mới đạt cự ly 700 km. Có nghĩa tàu tuần tra trong khu vực tương đối an toàn của Ấn Độ Dương sẽ không đủ khả năng bắn trúng mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.


Trong giai đoạn đầu, các cơ cấu hạt nhân trên biển của Ấn Độ chỉ có thể kiềm chế Pakistan. Xét từ giá thành cao của tàu ngầm hạt nhân và cơ sở hạ tầng liên quan, việc bảo quản một lực lượng hạt nhân như vậy sẽ khá lãng phí.


Theo Tiếng nói nước Nga, để tấn công Trung Quốc, tàu Ấn Độ phải bơi vào Biển Đông. Động thái như vậy liệu có khôn ngoan, nếu tính đến sự gia tăng của lực lượng chống ngầm Trung Quốc, đặc biệt trong khu vực được nêu.


Trung Quốc không thể không tính đến khả năng xuất hiện của các tàu Ấn Độ trong khu vực chiến lược quan trọng và vì thế Bắc Kinh đang không ngừng triển khai mạng lưới cố định các máy dò âm dưới nước, số lượng tàu chống ngầm và máy bay trên Biển Đông cũng sẽ không ngừng tăng.


Biển Đông đang trở thành một điểm nóng tiềm năng do tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, do sự xuất hiện của căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam và sự hiện diện quân sự không ngừng của Mỹ trong khu vực. Yếu tố Ấn Độ sẽ đe dọa làm trầm trọng thêm tình hình ở đây.


Về lâu dài, Ấn Độ sẽ cố gắng triển khai trên tàu ngầm các tên lửa mạnh hơn. Để đáp ứng mục tiêu phủ tên lửa toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, giới công nghiệp quân sự Ấn Độ phải đưa tầm bắn tên lửa lên 5000 km. Có nghĩa là thay đổi thiết kế tên lửa, tích cực chế tạo đầu đạn hạt nhân mới, nhẹ và nhỏ hơn.


Còn đối với Trung Quốc, đây có thể là một lý do mới để tăng cường sự hiện diện hải quân của mình ở Ấn Độ Dương.


Trong những năm gần đây, xu hướng tích cực chiếm ưu thế trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, đặc biệt sau khi chính phủ mới của ông Modi lên nắm quyền. Sự tăng trưởng tiềm năng quân sự hai nước làm nảy sinh nhu cầu rõ rệt cho cuộc đối thoại Trung-Ấn về an ninh chiến lược. Dầu sao, mối đe dọa của cuộc đua vũ khí chiến lược giữa hai nước là hoàn toàn có thật.

Xu thế này sẽ kéo theo những chi phí tốn kém của cả đôi bên nhằm vào xây dựng lực lượng hạt nhân và cơ sở hạ tầng liên quan. Tất nhiên, Ấn Độ cũng như Trung Quốc không khỏi lo ngại trước thực tế nguồn lực đáp ứng các giải pháp quan trọng bị hạn chế, khi cần thiết đảm bảo cho vai trò ngày càng tăng của cả hai nước trong nền chính trị và an ninh thế giới.


Trước đó, theo RFI, không chỉ vẽ đường biên giới bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông, bản đồ mới của Trung Quốc, vừa được phát hành cách đây vài ngày, còn bao gồm luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khiến thủ hiến của bang này phải lên tiếng phản đối.


Theo báo chí Ấn Độ hôm 28/06/2014, thủ hiến bang Arunachal Pradesh, Nabam Tuki đã tuyên bố rằng: "Hành động này của Trung Quốc không có gì là mới. Chúng tôi phản bác và lên án yêu sách chủ quyền của họ trên vùng Arunachal Pradesh". Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ cho thuê taxi tải

Dịch vụ cho thuê taxi tải vận chuyển hàng hóa