Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Phương Tây sẽ làm gì được Nga?

Phương Tây sẽ làm gì được Nga?


(PetroTimes) - Nga tuyên bố sẽ công nhận kết quả bầu cử do phe ly khai tổ chức tại 2 tỉnh miền Đông Ukraina vào ngày 2-11. Phương Tây đã lập tức “nhảy dựng lên”. Một cuộc đối đầu Nga - phương Tây ở cấp độ mới sắp sửa diễn ra?



Năng lượng Mới số 370


Chỉ hai ngày sau khi cuộc bầu cử quốc hội Ukraina kết thúc, Chính quyền Nga tuyên bố sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử do phe ly khai ở miền Đông.


Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Nga Izvestia hôm 28-10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố là Moskva sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử ở miền Đông Ukraina. Bộ trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng, các cuộc bỏ phiếu này có ý nghĩa quan trọng về hợp thức hóa quyền lực của hai nước Cộng hòa Donestsk và Lougansk. Chính quyền Nga đánh giá rằng các cuộc bầu cử ở Donestsk và Lougansk là một trong những định hướng quan trọng của gói thỏa thuận Minsk giữa chính quyền Kiev và đại diện lực lượng đòi độc lập và hy vọng rằng việc bỏ phiếu sẽ diễn ra tự do và không bị cản trở từ bên ngoài. "Chúng tôi hy vọng vào sự tự do thể hiện ý nguyện cũng như không có ai từ bên ngoài sẽ tìm cách phá hoại điều này"-ông Lavrov nói.


Phương Tây sẽ làm gì được Nga?


Lãnh đạo phe ly khai Donetsk tổ chức họp báo công bố chọn ngày 2-11 là ngày tổng tuyển cử


Nhận định cuộc bầu cử quốc hội ngày 26-10 có thể mở ra cơ hội mới cho Ukraina, tạo điều kiện cho việc trở lại thực thi thoả thuận Minsk, song Mokva cảnh báo, sự hiện diện của số lượng lớn các thành viên theo đường lối “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” trong cơ quan lập pháp Ukraina sẽ làm phức tạp hơn tình hình ở miền Đông đất nước. Lực lượng này sẽ có thể gây nguy cơ nối lại các hoạt động chiến sự. Ngoại trưởng Nga cho rằng cần phải chấm dứt đổ máu, đó là mục tiêu chính và cũng là nhiệm vụ trước hết của Chính phủ Ukraina. Cố gắng tổ chức đối thoại và chỉ thông qua những phương tiện chính trị - ngoại giao mới mong giải quyết những vấn đề phức tạp nhất của xã hội Ukraina, bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ đất nước.


Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ hy vọng rằng quốc hội mới của Ukraina sẽ nhanh chóng thành lập một chính phủ xây dựng, hướng tới không phải là đối đầu mà là tập trung cho công việc chung, trong đó có Nga và làm việc vì lợi ích của nhân dân Ukraina. Theo ông Lavrov, thực tế là cuộc bầu cử đã diễn ra, mặc dù không phải trên toàn bộ lãnh thổ Ukraina. Nước Nga công nhận kết quả này, bởi với chính quyền và người dân Nga, quan trọng hơn cả là để cuối cùng ở Ukraina có một chính thể, không phải lo tranh đấu lẫn nhau và lôi kéo Ukraina về phía đông hay phía tây, mà nhằm giải quyết các vấn đề thực tế của đất nước. Ông Lavrov nói: “Tôi không gọi đó là chiến thắng của các đảng phái cấp tiến, mà nói theo cách thông thường là họ đã qua cửa ải vào quốc hội. Việc có mặt của những thành phần này trong quốc hội Ukraina thực sự là điều đáng ngại. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử kỳ trước vào tháng 12-2012, khi Đảng Tự do vào quốc hội, chính châu Âu đã phản đối vì những quan điểm dân tộc cực đoan này”.


Mặc dù vậy, lúc này Nga vẫn hy vọng vào cách tiếp cận thực tế và hợp lý của quốc hội mới ở Ukraina trong việc giải quyết các vấn đề của Kiev, trong đó có việc thực hiện thỏa thuận Minsk, khởi đầu cuộc đối thoại rộng rãi toàn dân để sớm ổn định tình hình đất nước.


Ngay sau khi Nga tuyên bố sẽ công nhận kết quả bầu cử của Donestsk và Lougansk, Ukraina và các đồng minh phương Tây đã lập tức la làng lên. Ukraina hôm 28-10 lên án lập trường của Nga đối với cuộc bầu cử mà phe ly khai sẽ tổ chức ở miền Đông vào 2-11 tới, nói rằng việc Moskva công nhận cuộc bỏ phiếu này có thể phá hỏng cơ hội mang lại hòa bình. Kiev đã kêu gọi Nga dùng ảnh hưởng để hoãn cuộc bầu cử này. Tuy nhiên, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định ảnh hưởng của Nga có giới hạn. Theo giải thích của chính quyền Kiev, Hiệp định ngừng bắn ký kết ngày 5-9 vừa qua dự trù cho các vùng ly khai đuợc hưởng một chế độ tự trị rộng rãi, với việc thành lập một “chính quyền tự trị lâm thời” và tổ chức bầu cử địa phương, trong khuôn khổ một tiến trình phân cấp lập quyền, chứ không phải là một nền độc lập.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu khi đang ở thăm Canada rằng cuộc bầu cử mà phe ly khai Ukraina tổ chức "sẽ là một sự vi phạm rõ ràng những cam kết của cả Nga và lực lượng ly khai" yêu cầu họ hậu thuẫn một hiệp ước hòa bình. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một tuyên bố hôm 28-10 nói rằng Mỹ và các đồng minh sẽ không công nhận cuộc bầu cử ở những khu vực do phe ly khai kiểm soát, trừ phi họ tuân thủ luật pháp Ukraina và được tổ chức với sự đồng ý của Chính phủ Ukraina.


Liên minh châu Âu không loại trừ việc áp dụng gói biện pháp mới trừng phạt chống Nga trong trường hợp Moskva chính thức công nhận cuộc bầu cử ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng. Đây là tuyên bố của đại diện EU tại Nga Vygaudas Usackas trong cuộc họp báo ở Moskva ngày 29-10. "Chúng tôi đang quan ngại trước thực tế rằng Nga sẵn sàng thừa nhận và gửi quan sát viên tới các cuộc bầu cử được các chính quyền tự xưng tổ chức, trái với các thỏa thuận Minsk" - ông Usackas nói. Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov được đưa ra đúng vào ngày mà các đại sứ của Liên minh châu Âu họp lại để bàn về các biện pháp trừng phạt kinh tế nước Nga. Theo các nhà phân tích, ít có hy vọng đạt tiến bộ trên hồ sơ này.


Các nhà phân tích cho rằng việc Nga công nhận kết quả bầu cử ở Donetsk và Lugansk là không thể đảo ngược. Vấn đề bây giờ là phương Tây sẽ trừng phạt Nga như thế nào khi mà các cú đòn mạnh mẽ nhất đều đã được tung ra. Liệu rằng châu Âu có dám không mua khí đốt của Nga nữa để trừng phạt? Đây là điều hoang tưởng vì mùa đông đang mấp mé cửa ngõ châu Âu. Từ bao năm nay EU đã tìm cách thoát khỏi sư phụ thuộc về khí đốt của Nga mà không được huống hồ chỉ trong một thời gian ngắn thì họ lại càng không thể tìm kiếm nguồn cung cấp khác thay thế.


S.Phương (tổng hợp)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ cho thuê taxi tải

Dịch vụ cho thuê taxi tải vận chuyển hàng hóa