Nhưng đám đông thanh niên Ukraine đã quen sống trong điều kiện thời chiến thì chưa biết làm gì để ổn định cuộc sống và làm gì để tái xây dựng Tổ quốc. Trong khi đó, những vị trí mà họ có thể cống hiến sức lực của mình cho một công việc hòa bình cũng ngày càng trở nên ít đi.
Giới trẻ biết đi đâu sau khi chiến tranh kết thúc? Việc làm mới ở Ukraine không xuất hiện, mà nghề quân nhân tiếp tục trở nên phổ biến. Cuộc chiến cần đến những người trẻ tuổi không có nghề nghiệp và đạo đức. Tuy nhiên, cuộc đối đầu này sớm hay muộn cũng phải kết thúc.
Ngoài ra, thỏa thuận Minsk mới đây cho phép chúng ta hy vọng rằng hòa bình ở Ukraine sẽ sớm đạt được. Rồi đây có thể sẽ xuất hiện việc làm mới - trên thực tế đất nước cần xây dựng lại những gì bị phá hủy.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là những người trẻ tuổi vốn đã quen sống trong các lều trại và thích bảo vệ quan điểm của mình bằng lựu đạn vay thì khó có khả năng tự tái tạo bản thân.
Tờ Tiếng nói nước Nga bình luận, giới trẻ Ukraine đã được giáo giục trong tinh thần như vậy suốt hai mươi năm trước, và với sự khởi đầu của Maidan thì tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Người đứng đầu "Quỹ công nghệ khái niệm" khu vực, ông Valery Pyakin cho biết: “Bây giờ người ta đang cố gắng phổ biến các nguyên tắc Maidan cho tất cả những người trẻ tuổi. Những thanh thiếu niên bất ổn giống như các Hồng vệ binh trước đây đang được hướng tới giải quyết các vấn đề chính trị. Bây giờ vấn đề lập lại trật tự cho đất nước đang được đặt ra. Và nếu như hiện nay không dẹp yên được đất nước và thanh niên thì lực lượng này sẽ được sử dụng như một sức mạnh thâm nhập để giải quyết mọi vấn đề bằng vũ lực. Nếu như không có sự điều chỉnh chế độ chính trị, thanh niên sẽ không có gì cả. Thanh niên liên tục bị lôi kéo vào hoạt động phản đối và bạo loạn.”
Bây giờ giới lãnh đạo đang cần những tấm gương để cho những người khác noi theo - một "tương lai tươi sáng" mà Ukraine vẫn không thể tới nơi. Châu Âu đã trở thành ánh sáng ở cuối đường hầm cho thế hệ mới noi theo. Tuy nhiên, ở đây không nói về việc góp sức để lập lại trật tự trong nước - suy nghĩ chủ yếu của thanh niên Ukraine bây giờ là rời đất nước đi tìm "tương lai tươi sáng".
Như chúng ta còn nhớ, mơ ước tự do đi sang châu Âu đã chiếm hết tâm trí của nhiều thành viên tham gia làn sóng Maidan đầu tiên. Hóa ra họ không có ý định xây dựng một quốc gia thịnh vượng ở quê nhà, mục tiêu của họ trong tương lai gần là sang phương Tây để kiếm việc làm. Nhưng ở đó không có ai chờ đợi họ cả. Trưởng Khoa xã hội học và chính trị trường Đại học tổng hợp tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, ông Alexander Shatilov nói:
“Ở Ukraine có ảo tưởng rằng "Châu Âu sẽ giúp chúng ta". Tất cả hy vọng đều liên quan với thực tế là châu Âu sẽ cung cấp vốn để khôi phục lại ngành công nghiệp, sẽ bơm tài chính. Viễn cảnh tuyệt vời như vậy là lý tưởng của thanh niên Ukraine. Điều này là rất nguy hiểm, bởi vì sớm hay muộn Ukraina sẽ cần phải tái xây dựng để tiến về phía trước. Những người có tâm lý như vậy sẽ không có khả năng khôi phục đất nước. Thực tế Ukraine và các quốc gia Đông Âu khác cho thấy rằng họ sẽ sẽ không có sứ mạng gì cao cả ở EU. Về cơ bản đó chỉ là sứ mệnh làm công việc dịch vụ: bồi bàn, lau sàn, bảo vệ. Không có gì nhiều hơn thế.”
Theo các nhà phân tích Ukraine, tình hình thị trường lao động đã thay đổi. Việc làm đang trở nên ít hơn và mà người xin việc thì ngược lại, ngày càng nhiều. Chủ lao động có cơ hội tìm kiếm nhân viên có trình độ cao và các ứng viên đồng ý giảm tiền lương. Tình hình sẽ tiếp tục phát triển như thế nào và làm sao để tái xây dựng lại đất nước bị tàn phá và nâng cao nền kinh tế suy yếu - thời gian sẽ trả lời những câu hỏi đó. Điều quan trọng bây giờ là phải thoát khỏi ảo tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét