Ngày 28.9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York, Mỹ về nước. Dù chỉ diễn ra trong hơn một ngày tại Mỹ, nhưng các hoạt động của Thủ tướng đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với cộng đồng quốc tế.
Bản tin viết: "Lấy ví dụ của Việt Nam từ một nước đói nghèo bị chiến tranh tàn phá đi lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi LHQ thực hiện chiến lược ‘một người vì mọi người, mọi người vì một người’ nhằm phát triển một kế hoạch dài hạn và bền vững". Trong khi đó, tờ New Kerala dẫn lời Thủ tướng nói về kinh nghiệm trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhấn mạnh rằng Việt Nam đang thực hiện đúng những nghĩa vụ toàn cầu và các nước phát triển cũng nên làm như vậy.
Phó trưởng Đại diện phái đoàn Nhật Bản tại LHQ, ông Kazuyoshi Umemoto được VOV dẫn lời cho biết ông thực sự ấn tượng với bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về hòa bình thế giới. Còn ông Ricardo de Guimaraes Pinto, Đại diện Văn phòng Liên lạc UNESCO tại New York cho biết, đây là bài phát biểu ấn tượng và thực sự gây xúc động. "Lời kêu gọi hòa bình trên thế giới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang ý nghĩa rất quan trọng, có sức thuyết phục và tính thời sự" - ông Pinto nói.
Trong thời gian tại thủ đô Washington DC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp và làm việc với lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết bà đánh giá rất cao cam kết cải cách kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về kinh tế Việt Nam. "Quyết tâm đảm bảo và tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khiến tôi đặc biệt ấn tượng, cho thấy ông thực sự am tường về toàn bộ tình hình.
Với chiến lược cải tổ tổng thể đang được thực thi, chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được sự ổn định kinh tế và hy vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng từ mức trên 5% hiện nay” - bà Lagarde nói. Bên cạnh đó, IMF cũng khuyến khích Việt Nam cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển hơn nữa khu vực tư nhân, tiếp tục cải cách khu vực tài chính và duy trì chính sách tiền tệ hiện tại, tăng hiệu quả và lợi nhuận của DNNN, đồng thời cần huy động các nguồn lực khác nhau để phát triển kinh tế. .
Tại cuộc làm việc tại WB, Chủ tịch WB Jim Yong Kim chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những thành quả phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo ấn tượng mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Chủ tịch WB khẳng định rằng WB tiếp tục dành cho Việt Nam nguồn vốn IDA trong kỳ IDA17 (2014-2016) và hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nguồn vốn thương mại.
Thủ tướng trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn lớn như Kyodo, Itar-Tass, Yonhap, Bloomberg... Trả lời câu hỏi về mục tiêu của việc Việt Nam và Mỹ đang tăng cường quan hệ hợp tác, Thủ tướng nêu rõ: Tất cả nỗ lực của Việt Nam là vì mục tiêu hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển. Việc Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ cùng vì các mục tiêu đó, không gì khác. Trả lời câu hỏi liệu một Trung Quốc trỗi dậy có làm ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Mỹ, Thủ tướng khẳng định: Sự hùng mạnh của Trung Quốc có lợi cho khu vực và cả thế giới nhưng với điều kiện Trung Quốc cũng phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của nước khác, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển của LHQ. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét