Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

VietJet Air muốn vay hàng tỷ USD để mua máy bay: Không dễ!

VietJet Air muốn vay hàng tỷ USD để mua máy bay: Không dễ!

(GDVN) - Theo chuyên gia ngân hàng - TS Nguyễn Trí Hiếu: Một doanh nghiệp tư nhân trong nước muốn vay được khoản tiền lớn từ ngân hàng nước ngoài mà cụ thể như trường hợp VietJet Air dự tính vay hàng tỷ USD để thực hiện hợp đồng mua 92 máy bay là không dễ...



Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, ngày 24/9 vừa qua hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJet Air đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng hàng không Airbus tại Paris (Pháp). Theo đơn giá trong catalogue của Airbus, 92 chiếc máy bay A320 có tổng trị giá 9,3 tỉ USD, tuy nhiên với đơn hàng lớn như thế, Vietjet Air được giảm giá đáng kể xuống còn 8,6 tỷ USD.

Trong số 92 chiếc máy bay trên, 62 chiếc sẽ được giao cho VietJet Air trong vòng 8 năm. 30 chiếc còn lại có thể sẽ được mua thêm. Cũng theo lời ông Lưu Đức Khánh trả lời phỏng vấn của tờ New York Time, VietJet Air đang dự tính chủ yếu vay vốn từ ngân hàng nước ngoài để chi trả các khoản theo hợp đồng đã ký với Airbus để mua số máy bay này.











Hôm 24/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJet Air đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng hàng không Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.



Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, động thái vay vốn lớn từ nước ngoài của một doanh nghiệp trong nước được xem là rất khó, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn trong vòng khủng hoảng. Hơn nữa việc thực hiện giao dịch sẽ gồm nhiều thủ tục yêu cầu cả hai bên cho vay và vay cần hiểu rõ pháp luật Việt Nam.

Cũng nhận định về dự định vay hàng tỷ USD để mua máy bay từ ngân hàng nước ngoài của VietJjet Air, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Đây là dự định táo bạo, nếu thành công sẽ là bước ngoặt với ngành hàng không tư nhân tại Việt Nam”.


TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, VietJet Air muốn thực hiện giao dịch này trước hết phải tìm được ngân hàng nước ngoài có uy tín, khả năng tài chính chấp nhận cho vay. “Sau đó cần phải có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước VN. Còn về thủ tục vay tương tự như các giao dịch vay vốn trong nước”, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết.


Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc khó nhất của VietJet Air là phải chứng minh cho đối tác là các ngân hàng nước ngoài thấy được hiệu quả kinh doanh từ dự án mua máy bay này.











Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu.


“Ví dụ ngân hàng sẽ xem xét khả năng mở đường bay mới, lượng khách doanh thu dự tính và so sánh với các hãng hàng không khác đang hoạt động tại Việt Nam xem có thực tế không. Việc làm này để đảm bảo an toàn nguồn vốn, tránh thất thu khi đầu tư vốn vào dự án không hiệu quả của các ngân hàng” – TS Hiếu phân tích.



Sau khi chứng minh hiệu quả dự án kinh doanh, cũng giống như giao dịch vay vốn tại các ngân hàng trong nước, VietJet Air phải chứng minh khả năng trả nợ. Tuy nhiên về yếu tố này, theo TS Nguyễn Trí Hiếu không quá phức tạp: “Nếu tổng tài sản VietJet Air không đủ để thế chấp, các ngân hàng có thể yêu cẩu VietJet Air dùng chính 92 chiếc mày bay mới mua làm tài sản thế chấp trong trường hợp đơn vị này không hoàn trả được lãi và vốn”.

Bên cạnh các yêu cầu trên, TS Hiếu cho rằng: Với một số ngân hàng nước ngoài muốn bảo đảm an toàn nguồn vốn có thể yêu cầu phải có người bảo lãnh cho khoản vay của VietJet.


“Khi đó bắt buộc phải có đơn vị đứng ra bảo lãnh vì VietJet Air là hãng hàng không tư nhân do vậy phải có đơn vị như Ngân hàng TMCP, hoặc một bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh. Sở dĩ các ngân hàng nước ngoài sẽ đưa ra vấn đề này vì lo khi tài sản thế chấp lại nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Hoặc các ngân hàng nước ngoài cũng đặt giả thiết VietJet Air dùng cùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơi, tài sản thế chấp sẽ khó thu hồi”, TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích.





“Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài chỉ đồng ý cho VietJet Air vay khi họ hiểu luật pháp Việt Nam, có chi nhánh tại Việt Nam. Nói cách khác họ hiểu rõ tình hình kinh tế, ngành hàng không tại Việt Nam mà hơn hết nắm rõ về tình hình kinh doanh của VietJet Air”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.




Để một doanh nghiệp tư nhân trong nước vay được khoản tiền lớn từ ngân hàng nước ngoài mà cụ thể trường hợp VietJet Air là không dễ, nhưng theo TS Nguyễn Trí Hiếu đổi lại các doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả lãi xuất rất thấp 2-3% thay vì đến 20-30% của ngân hàng trong nước.

Theo hợp đồng ký kết với Airbus, hai chiếc máy bay đầu tiên mà VietJet Air đặt mua trong đơn hàng này sẽ được chuyển giao trong quý IV năm 2014 và liên tục các năm tiếp theo, cho đến năm 2022, mỗi năm Airbus sẽ giao cho VietJet Air 10 chiếc A320.





Liên quan đến thương vụ này, Reuters cho biết, các chuyên gia hàng không nhận định VietJet Air đang nuôi tham vọng lớn và muốn đi theo con đường của các hãng hàng không giá rẻ khổng lồ AirAsia của Malaysia và Lion Air của Indonesia.




Để thực hiện tham vọng của mình, VietJet Air đã liên doanh với một hãng hàng không của Thái Lan để thành lập Thai VietJet Air và đang trong quá trình đàm phán hợp tác tương tự với các hãng hàng không Myanmar.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ cho thuê taxi tải

Dịch vụ cho thuê taxi tải vận chuyển hàng hóa