Chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị xong dự luật mới sẽ thay đổi các quy định về xuất khẩu quân sự của nước này vốn có hiệu lực từ năm 1967. Năm 1967, Nhật Bản đã tự đặt ra “ba nguyên tắc” quản lý việc xuất khẩu vũ khí: không bán cho các nước XHCN, các nước tham gia những xung đột quốc tế và những nước bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt. Trên thực tế, việc áp dụng những nguyên tác này chỉ đơn thuần là không xuất khẩu, thiết kế và sản xuất vũ khí cho bất kỳ quốc gia nào khác trừ Hoa Kỳ.
Hôm 23/02/2014, một nguồn tin thông thạo cho Reuters biết, theo các chỉ thị mới, việc xuất khẩu sẽ được duyệt sau khi đã “nghiên cứu kỹ lưỡng” xem có nhằm phục vụ mục đích hòa bình hay không. Việc trang bị vũ khí để cải thiện an ninh quốc gia cũng được cho phép trong khuôn khổ này. Theo các nguyên tắc mới dự định sắp tới sẽ được thông qua, các hãng công nghiệp quốc phòng Nhật sẽ được phép bán sản phẩm quân dụng cho các nước XHCN.
Chính phủ Nhật cho rằng, việc cấm xuất khẩu vũ khí sang các nước XHCN trong thời chiến tranh lạnh 1946-1991 nay không còn phù hợp với thực tiễn. Dự luật mới cũng trù tính hủy bỏ lệnh cấm vũ khí trang bị cho các nước đang tham gia xung đột quân sự. Từ năm 1983, lệnh cấm này chỉ không áp dụng với Mỹ, quốc gia mà Nhật có hợp tác kỹ thuật quân sự mạnh mẽ.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, các quốc gia hiện đại đang tích cực đi theo hướng hợp tác phát triển các loại thiết bị quân sự nên nếu Tokyo không tham gia vào quá trình này thì trong tương lai, điều đó sẽ làm xuất hiện những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Cụ thể là sự tham gia của Nhật Bản vào dự án phát triển tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ vốn sẽ được bán cho các nước thứ ba.
Nhật bắt đầu quá trình xem xét lại lệnh cấm xuất khẩu hàng quân sự vào năm 2011. Năm 2012-2013, lệnh cấm thực tế đã bị ngầm gỡ bỏ, mặc dù vẫn có hiệu lực về mặt pháp lý, nhưng một số hãng như ShinMaywa đã được chính phủ cho phép xuất khẩu sản phẩm. Cụ thể là Nhật dự định bán thủy phi cơ US-2i cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố rằng, Nhật cần chuyển từ “chủ nghĩa hòa bình thụ động” sang “chủ nghĩa hòa bình tích cực”, trù định sự tham gia tích cực hơn của Tokyo vào việc kiến tạo hòa bình trên toàn thế giới và hợp tác quân sự quốc tế. Năm 2015, Abe dư định xem xét lại điều 9 Hiến pháp Nhật Bản vốn cấm nước này tham gia xung đột quân sự quốc tế và có quân đội thường trực.
Bắc Kinh hôm nay 25/02/2014 bày tỏ mối quan ngại trước ý định của Nhật nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu vũ khí , coi đây là một dấu hiệu mới “hữu khuynh” trong chính sách của Tokyo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Trong bối cảnh thiên hữu luôn thể hiện rõ trong chính sách của Nhật, ý định này và các hậu quả của việc giảm nhẹ hàng loạt các quy định hạn chế xuất khẩu vũ khí làm người ta lo ngại thực sự. Chúng tôi hy vọng Nhật Bản học được các bài học từ lịch sử, tôn trọng và đối mặt với những quan ngại hợp pháp và hợp lý của các láng giềng châu Á”.
Theo Defence
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét