Thời gian gần đây, tôi bị đau đầu nhiều, nghe cô bạn mách nên tiêm thuốc bổ não (đợt trước cô ấy cũng hay bị đau đầu như tôi, tiêm thuốc nên đỡ nhiều). Nhưng tôi còn băn khoăn mong báo tư vấn sớm giúp tôi. Xin cảm ơn quý báo!
Nguyễn Hạnh Hoa (Bình Phước)
Đọc câu hỏi của chị mà tôi thấy giật mình vì chị suy nghĩ đơn giản quá! Đau đầu có bao nhiêu loại? Bổ não dùng loại nào đây? Đọc đến đây thì chắc chị đã hiểu tùy tiện dùng thuốc như người ta mách là rất nguy hiểm và lãng phí! Tôi xin lý giải cụ thể như sau:
Có nhiều loại đau đầu:
Theo hiểu biết của tôi thì con người đã ghi nhận được 160 loại đau đầu.
- Có những nguyên nhân gây đau đầu nằm ngay trong đầu như động kinh, u não, chấn thương sọ não, thiểu năng tuần hoàn não, viêm động mạch thái dương, migraine, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, tâm thần phân liệt...
- Có nguyên nhân gây đau đầu nằm ngoài đầu như suy thận, suy tim, đái tháo đường, viêm dạ dày, áp-xe ở ngón chân, đau răng, viêm họng, viêm xoang, glucom, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới...
Vậy nguyên nhân đau đầu của chị là bệnh nào trong số tôi vừa nêu trên? Xin chị đừng quên, mỗi loại đau đầu lại có một cách chữa khác nhau. Ví dụ động kinh thì phải dùng thuốc chống động kinh, tâm thần phân liệt thì dùng thuốc an thần, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì dùng thuốc chống thoái hóa tĩnh mạch, áp-xe ngón chân thì dùng kháng sinh...
Có nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não:
Có rất nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não (người dân hay gọi đơn giản là thuốc bổ não), nhưng có thể được xếp vào 3 nhóm dưới đây:
- Nhóm giãn mạch máu não: caviton, cinarizin...
- Nhóm tăng sử dụng oxy của tế bào não: piracetam, cerebrolysin, luotai, citicolin...
- Nhóm thuốc kết hợp: phezam.
Mỗi loại thuốc có một số ưu và nhược điểm, chúng có các chỉ định chặt chẽ cho một số bệnh nhất định, nếu dùng sai có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân bị đau đầu do trầm cảm hoặc do động kinh mà được tiêm piracetam hoặc cerebrolysin thì bệnh không khỏi mà trái lại, bệnh nhân sẽ mất ngủ và lên cơn động kinh nhiều thêm.
Các thuốc tăng tuần hoàn não đều phải dùng theo từng đợt, tương đối dài ngày, giá thuốc thường rất đắt đỏ nên chi phí của bệnh nhân sẽ rất lớn.
Bởi lý do nêu trên, tôi khuyên chị nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phác đồ điều trị cho thích hợp! Chúc chị mạnh khỏe!
PGS.TS. Bùi Quang Huy
Bệnh Sởi
Sởi và biến chứng
(cập nhật liên tục)
Sởi và cách phòng chống
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét