Hays vừa công bố khảo sát hàng năm của hơn 2.600 nhà tuyển dụng ở Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, và Singapore, và kết quả cho thấy, ngoại trừ Nhật Bản, người lao động có thể mong đợi mức tăng lương đáng kể trong năm nay. Châu Á vẫn là mảnh đất màu mỡ của các hoạt động tuyển dụng và sự thiếu hụt nhân viên có các kỹ năng đã gây nhiều khó khăn trong việc tuyển các nhà quản lý.
Ở Trung Quốc, 12% nhà tuyển dụng được khảo sát năm ngoái đã tăng lương hơn 10% và 54% đã tăng lương cho nhân viên từ 6% đến 10%. Năm Ngựa có vẻ là một năm tốt cho người lao động. 58% người lao động Trung Quốc được khảo sát hy vọng sẽ được tăng lương từ 6 đến 10%.
Dù vậy, tại Nhật Bản, tốc độ tăng lương vẫn rất thấp và đây là một vấn đề đối với kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm hồi sinh nền kinh tế của đất nước. Mức lương cơ bản (không bao gồm làm thêm giờ, tiền thưởng) giảm 0,2% vào tháng 12 so với một năm trước đó.
Nhật Bản xếp hạng thứ 105 trong số 136 quốc gia trong Diễn đàn Kinh tế thế giới toàn cầu về chênh lệch bình đẳng giới tính |
Với tình hình giá cả và thuế tăng lên, người tiêu dùng càng ngày càng phải chi tiêu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu. Đó là lý do tại sao Thủ tướng Abe muốn gây áp lực lên các công ty để tăng lương. Mục tiêu của chính phủ là "lợi nhuận tăng, lương tăng, tiêu thụ tăng và lợi nhuận lại tăng như một vòng tròn".
Các nhà sử dụng lao động tại Nhật Bản vốn rất "tiết kiệm". Theo khảo sát của Hays, 16% công ty Nhật Bản đã không tăng lương cho công nhân trong năm ngoái, trong khi 64% tăng lương ít hơn 3%.
Một trong những mục tiêu của ông Abe là tăng cường vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động của Nhật Bản. Nhật Bản xếp hạng thứ 105 trong số 136 quốc gia trong Diễn đàn Kinh tế thế giới toàn cầu về chênh lệch bình đẳng giới tính, theo báo cáo năm ngoái, và cải thiện triển vọng cho những phụ nữ muốn làm việc là một "thành phần quan trọng" của Thủ tướng Abe.
Tuy nhiên, một lần nữa báo cáo của Hays cho thấy Nhật Bản vẫn đứng sau một số nước trong khu vực trong vấn đề này. Khi được hỏi tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí quản lý, Trung Quốc đã làm tốt nhất với 36%, tiếp theo là Hồng Kông với 33%, Malaysia là 29% và Singapore 27%. Nhật Bản đứng cuối với chỉ 15% phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý tại các công ty được khảo sát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét