(GDVN) - Trung Quốc có thể sẽ làm điều gì đó ghê tởm trước khi Mỹ có hành động quân sự. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ phải cố gắng nhiều để chơi đẹp, để nói về an ninh chung
Tiến sĩ Richard Bitzinger. |
Bloomberg ngày 30/5 cho biết, trong chuyến công du Bắc Kinh vào tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã được người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết, Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ, không thỏa hiệp trong tranh chấp với Nhật Bản và Philippines.
Đứng bên cạnh Hagel trong buổi họp báo, Thường Vạn Toàn lên giọng khẳng định, quân đội Trung Quốc có thể sẵn sàng chiến đấu ngay khi có lệnh, đánh bất kỳ trận nào và sẽ giành chiến thắng. Thái Bình Dương "đủ lớn" cho cả Mỹ và Trung Quốc.
Hôm qua, Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục lên tiếng "thúc giục Mỹ có thái độ khách quan và công bằng, thận trọng trong lời nói và hành động, tránh kích động một số nước". Phát biểu trịch thượng này của Bắc Kinh được đưa ra ngay trước Đối thoại Shangri-la 2014 và trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông sau vụ giàn khoan 981.
Chính sách bành trướng lãnh thổ của giới lãnh đạo Bắc Kinh dưới thời Tập Cận Bình đối với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang thử thách các cam kết của Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ sẽ phải chịu áp lực đáng kể để làm rõ việc Mỹ sẽ thực hiện cam kết của mình thư thế nào để ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng, Daniel Sneider, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái BÌnh Dương Shorenstein cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong việc yêu cầu họ rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo dõi tình hình, phân tích về Biển Đông và toàn cảnh vụ giàn khoan 981 TẠI ĐÂY.
Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tiếp tục thách thức Mỹ và "một số nước" trong khu vực. |
Đối thoại Shangri-la năm nay dự kiến Mỹ sẽ tiếp tục trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực. Nhưng phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua tại học viện Quân sự Mỹ ở West Point, New York đã khiến châu Á nghi ngại.
"Kể từ Chiến tranh Thế giới II, một số sai lầm tốn kém nhất của chúng tôi không đến từ sự kiềm chế mà đến từ việc chúng tôi sẵn sàng lao vào các cuộc phiêu lưu quân sự", Obama khẳng định, không phải tất cả vấn đề đều có một giải pháp quân sự.
Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Chính sách quốc tế Lowy ở Sydney cho hay, phát biểu của Tổng thống Mỹ sẽ tạo ra các tín hiệu hỗn hợp đối với các nước châu Á về những gì thực sự tạo nên lợi ích cốt lõi của Washington trong khu vực, không dễ để xóa bỏ mối nghi ngại của châu Á về cam kết của Mỹ.
Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế từ Washington cho biết, bà hy vọng trong khi tham dự đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ xem xét một số chính sách và hành động cụ thể của Mỹ.
"Trong những năm gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không chỉ trích gay gắt Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la, nhưng năm nay có thể sẽ khác", Bonnie Glaser cho biết.
"Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ làm điều gì đó ghê tởm trước khi Mỹ có hành động quân sự. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ phải cố gắng nhiều để chơi đẹp, để nói về an ninh chung và những thứ như thế" tại Đối thoại Shangri-la, Richard Bitzinger, thành viên cao cấp Trường S. Rajaratnam, Singapore cho biết.
"Mỹ cần phải tăng cường bảo đảm các cam kết gần đây của Tổng thống Obama với đồng minh ở châu Á. Nhưng sẽ mất nhiều hơn là những bài phát biểu trong việc quản lý các mối lo ngại ở châu Á về sự sẵn sàng của Mỹ chấp nhận rủi ro trong việc hỗ trợ đồng minh và đối tác của mình", Medcalf từ Viện Lowy bình luận.
Theo dõi các kỳ Đối thoại Shangri-la và hành động gây hấn của Trung Quốc trước thềm đối thoại cùng loạt bài phân tích TẠI ĐÂY.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét