Chiến tranh đã rất gần kề Syria, hơn lúc nào hết quân đội Syria đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không cân sức. Một bên là Mỹ và đồng minh hùng hậu, một bên là Syria đang lâm vào khủng hoảng.
Cuộc chiến giữa sứ giả Tomahawk và vũ khí phòng không Nga
Lực lượng phòng không Syria hiện nay được đánh giá có trang bị khá mạnh. Syria có hơn 900 hệ thống phòng không và 4.000 khẩu pháo phòng không các loại, tạo thành hệ thống phòng không dày đặc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều tổ hợp hiện đại như: hệ thống Pantsyr-S1; hệ thống Pechora 2M; 2 hệ thống Buk M-2E và 48 tổ hợp S-200 “Angara” do Liên Xô cũ sản xuất ngoài ra còn có thể có cả S-300.
Hệ thống phòng không của Syria được đánh giá rất cao
Phía Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ mở màn cuộc chiến tranh bằng đòn tấn công phủ đầu nhằm chế áp hệ thống phòng không đối phương. Tomahawk sẽ là vũ khí tiên phong trong cuộc chiến tranh này. Sứ giả chiến tranh Tomahawk đã được phái đến bờ biển sát Syria.
Cuộc chiến giữa tên lửa Tomahawk và hệ thống phòng không được trang bị toàn hàng Nga, ai sẽ thắng ai? Kẻ thắng trong cuộc chiến ban đầu này sẽ quyết định chiến thắng chung cuộc.
Syria khó lòng cầm cự
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, sức mạnh đang nghiêng về phía Tomahawk. Năm 2003, Mỹ và Anh đã bắn 725 quả tên lửa Tomahawk vào Iraq. Ngày 19 tháng 3 năm 2011, 124 tên lửa Tomahawk đã được các lực lượng Mỹ và Anh (122 Mỹ, 2 Anh) bắn vào ít nhất 20 mục tiêu tại Libya quanh Tripoli và Misrata . Tới ngày 22 tháng 3 năm 2011, 159 UGM-109 đã được các tàu chiến Mỹ và Anh bắn vào các mục tiêu ở Libya.
Những con số thống kê trên cho thấy một điều rằng Mỹ và liên quân sẵn sàng sử dụng một số lượng cực lớn tên lửa Tomahawk để đạt được mục đích của mình. Hiện nay theo đánh giá Hải quân Mỹ có khoảng 3.500 tên lửa Tomahawk, với số lượng lớn tên lửa này rất khó để Syria có thể cầm cự.
Có thể trong cuộc chiến một đấu một với các hệ thống phòng không chống tên lửa hành trình như Pantsir S1, SA-11 Gadfly… tỷ lệ chiến thắng sẽ nghiêng về hệ thống phòng không. Nhưng nên nhớ rằng Mỹ sử dụng số lượng rất lớn tên lửa cho một mục tiêu, chỉ cần một quả lọt qua lưới lửa phòng không coi như đạt được mục đích. Cần lưu ý thêm, mục tiêu của Tomawhawk không phải là các bệ phóng tên lửa mà là các đài radar, hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng cơ sở chủ chốt do vậy càng khó đánh chặn hơn.
Mỹ sẵn sàng dùng một số lượng cực lớn tên lửa Tomahawk để đạt được mục tiêu
Vậy cách nào để Syria giành chiến thắng? Các học thuyết quân sự mới phân tích rằng, trong cuộc chiến tranh chế áp hệ thống phòng không, việc cần làm đối với nước bị tấn công là bảo toàn lực lượng. Tức là Syria cần tiến hành sơ tán, ngụy trang, nghi binh, tác chiến điện tử. Nếu bảo toàn được hơn một nửa sau cuộc tấn công phủ đầu, coi như Syria sẽ đủ sức đương đầu với những chiến dịch tiếp theo của Mỹ và liên quân.
Nhưng xem ra điều này rất khó thực hiện, nên nhớ nội bộ Syria giờ đã rối loạn. Một phần lớn các hệ thống phòng không sẽ bị chính lực lượng nổi dậy đánh phá. Ngụy trang, sơ tán với các thiết bị trinh sát điện tử của Mỹ thì dễ, nhưng che mắt được dân chúng trong nước là điều không thể. Chính Iraq cũng từng được đánh giá cao nhưng không có được sự thống nhất trong nước đã không thể đứng vững trước Mỹ và đồng minh.
Hơn nữa, Syria có thể bước vào cuộc chiến một cách cô độc. May chăng chỉ có sự giúp sức của Iran. Trước đây Nga rất tích cực giúp đỡ Syria nhưng sau vụ tấn công bằng chất độc hóa học (chưa xác định được thủ phạm), thì tiếng nói của Nga sẽ rất hạn chế. Không có căn cứ nào để Nga có thể sát cánh bên Syria nữa, nếu có cũng chỉ là những lô vũ khí nhỏ được chuyển một cách bí mật nhưng thời gian thực sự còn rất ít.
Iraq trụ được 9 ngày, Syria liệu có hơn?
Chúng ta có thể lấy cuộc chiến tranh Iraq 2003 để dự đoán xem liệu Syria sẽ đứng vững được bao lâu? Về tiềm lực quân sự phải khẳng định rằng Iraq và Syria khá tương đồng nhau.
Trong chiến dịch “Cơn sốc và sự kinh hoàng” (Shock and awe) vào năm 2003 Mỹ và đồng minh đã phóng 725 quả tên lửa Tomahawk.
Lúc đầu các lực lượng vũ trang liên quân NATO trong vòng 2 ngày đêm đã thực hiện 2 cuộc tập kích không quân-tên lửa tăng cường, mỗi cuộc kéo dài hơn 3 giờ. Trong những cuộc tập kích đầu tiên, đã sử dụng hơn 200 tên lửa, 65% số tên lửa đó đã tiêu diệt mục tiêu quy định (theo tính toán chỉ số này phải không dưới 80%), 10 tên lửa bị bắn rơi và 6 bị chệch mục tiêu.
Điều này cho thấy hệ thống phòng không chỉ có khả năng làm giảm hiệu quả hoạt động của Tomahawk mà không thể ngăn chặn được hoàn toàn. Trong giai đoạn mở màn chiến dịch 72 mục tiêu đã bị phá hủy, trong đó có 52 mục tiêu quân sự.
Do sự chống trả quyết liệt của các lực lượng vũ trang Iraq, NATO đã phải tăng cường hoạt động tác chiến tiếp theo vào 130 mục tiêu, trong đó có 40% là những mục tiêu dân sự.
Về tổng thể trong số hơn 725 tên lửa hành trình được bắn vào các mục tiêu của Iraq gần 70% được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu cố định, và gần 30%- vào các mục tiêu công nghiệp và hành chính-nhà nước. Gần 40 tên lửa hành trình bị bắn rơi và 17 không đánh trúng mục tiêu. Trong một ngày đêm tiêu diệt trên thực tế được khoảng 30 mục tiêu.
Nhờ các chiến dịch đường không NATO đã giành được ưu thế tuyệt đối trên không, phá vỡ tổ chức của hệ thống phòng không Iraq, nhờ đó cuối cùng đạt được những mục tiêu chính trị đã đặt ra.
Thời gian từ lúc Mỹ bắt đầu chiến dịch đến khi quân Mỹ tiến vào thủ đô Bagdad là 20 ngày (20/3-9/4), các tướng lĩnh của Mỹ tuyên bố làm chủ 95% không phận chỉ sau khi bắt đầu chiến dịch 9 ngày (29/3).
Với Syria liệu có trụ được một thời gian dài tương tự hay không?
Trong nước rối loạn, bị cô lập trên trường quốc tế, xem ra số phận Syria khó cầm cự được trước Mỹ và đồng minh với vũ khí hùng hậu và một kế hoạch tấn công bài bản.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét