Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Tân Hoa xã đăng ảnh xuyên tạc cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979

Tân Hoa xã đăng ảnh xuyên tạc cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979

Tân Hoa xã đăng ảnh xuyên tạc cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979


> HOÀNG SA sáng 25/5: TQ phản ứng mạnh, tàu VN quyết áp sát giàn khoan


> Không quân Trung Quốc bị Mỹ 'bắt bài'


TG - Ngày 24/5, trang mạng của Tân Hoa xã đăng loạt ảnh về cuộc chiến Việt- Trung năm 1979 với những lời chú thích bịa đặt, xuyên tạc đầy kích động.











Trung Quốc cố tình lập lờ về vùng biển mà họ đang hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc cố tình lập lờ về vùng biển mà họ đang hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.

Vào lúc 9h43’ sáng 24/5, Tân Hoa xã cho đăng trên website chính thức của họ ở mục “Tân Hoa quân sự” một serie gồm 10 bức ảnh nhan đề “Những hình ảnh cũ đánh vào đất Việt Nam trong Chiến tranh Trung-Việt” với những lời chú thích bịa đặt, xuyên tạc đầy kích động, rêu rao về cái gọi là “thắng lợi” tưởng tượng của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới nước ta hồi tháng 2/1979 – một cuộc chiến tranh mà vào dịp kỷ niệm 35 năm xảy ra hồi tháng 2 năm nay, nhiều học giả, nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thẳng thắn gọi đó là “cuộc chiến sai lầm, vô nghĩa”.


Luận điệu hiếu chiến


Việc xuất hiện những bài báo kiểu này trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc vào thời điểm này không phải là ngẫu nhiên. Sau khi thực hiện hành động đưa giàn khoan Hải dương 981 vào hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 2/5, gặp phải sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam, những ngày đầu, các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc không lên tiếng gì về vụ xâm phạm trắng trợn luật pháp quốc tế này, nhưng một số trang diễn đàn mạng nổi tiếng hiếu chiến và kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tư tưởng nước lớn như Tiexue (Thiết Huyết), Sohu, Sina, Xilu... đưa tin kích động. Các trang này đồng loạt đăng tải một bài viết vu cáo: “Các tàu cảnh sát biển Việt Nam định xâm nhập Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) để vây đánh giàn khoan Hải dương 981 của ta…Việt Nam rất ngông cuồng, định trực tiếp vây đánh giàn khoan của ta ngay bên ngoài đường ranh giới lãnh hải ta (Trung Quốc) 4 hải lý”.


Thời báo Hoàn cầu (TBHC), ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo (báo in có 2 bản tiếng Anh và Hoa, thêm trang điện tử là Huanqiu.com.cn) luôn đi đầu với những luận điệu hiếu chiến, chống Việt Nam một cách cực đoan: Ngày 6/5, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng bài “Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn với Hà Nội”, khẳng định sẽ không bao giờ rút giàn khoan Hải Dương 981. Ngày 10/5, TBHC tiếp tục đăng bài xuyên tạc, đánh lừa dư luận quốc tế và người dân Trung Quốc khi ngụy biện cho hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ngày 13/5, báo này lại đăng bài “Sự trung lập của ASEAN là tối quan trọng đối với ổn định của khu vực”, yêu cầu ASEAN “phải giữ trung lập trong các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines” trên biển Đông; cho rằng, tranh chấp biển Đông “là chuyện giữa Trung Quốc với từng quốc gia thành viên ASEAN, nên giải quyết song phương”.


Khi xảy ra các vụ người dân Việt Nam tự phát biểu tình phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc và bày tỏ ủng hộ chính phủ, TBHC ngày 14/5 đăng bình luận vu khống chính phủ Việt Nam “dung túng, xúi giục biểu tình bài Trung Quốc, tấn công nhằm vào doanh nghiệp và cá nhân người Trung Quốc” với giọng điệu đe dọa: “Hà Nội không được dùng sự bao che quá mức của mình để thử thách quá giới hạn sự kiên nhẫn của Trung Quốc”.


Vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam


Nhìn lại tình hình trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế đều thấy rõ Trung Quốc đã vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam ở những vấn đề quan trọng:


Thứ nhất, Trung Quốc nói phía họ chỉ có tàu chấp pháp dân sự tại khu vực hạ đặt giàn khoan, còn Việt Nam đưa tàu quân sự; lu loa các tàu Trung Quốc là “nạn nhân” bị các tàu Việt Nam ăn hiếp. Thực tế, các nhà báo quốc tế có mặt tại hiện trường đều đã chứng kiến và đưa tin rộng rãi. Thậm chí, hình ảnh mà đài truyền hình Trung Quốc lấy của Việt Nam để chiếu minh họa cũng cho thấy rõ sự xuyên tạc của họ.


Thứ hai, phía Trung Quốc cố tình lập lờ về vùng biển mà họ đang hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981. Họ cố ý không đề cập gì đến Công ước LHQ về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký và ra sức ngụy biện giàn khoan này đang nằm tại “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”, cố tình lờ đi một sự thật: Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm khi nó đang thuộc sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và không quốc gia nào trên thế giới công nhận đây là vùng lãnh thổ của Trung Quốc nên mọi biện minh của họ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa đều là trái pháp luật.











PV Tiền Phong đang có mặt ở Hoàng Sa để chuyển tải những thông tin chân thực nhất quanh khu vực giàn khoan
PV Tiền Phong đang có mặt ở Hoàng Sa để chuyển tải những thông tin chân thực nhất quanh khu vực giàn khoan.

Thứ ba, Trung Quốc cố tỏ ra họ là bên “thua thiệt” qua ý kiến của ông Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải khi nói rằng Hải Dương 981 là giàn khoan duy nhất của Trung Quốc, trong khi Việt Nam đang có tới hơn 30 giàn khoan tại đây. Dù rằng thông tin này là chính xác, thì đó chính là minh chứng hùng hồn rằng cho thấy khu vực này thuộc về vùng biển Việt Nam một cách hiển nhiên, không thể tranh cãi và đã được cả thế giới thừa nhận. Bởi chẳng có lý do gì để cộng đồng quốc tế phản đối Việt Nam đang tiến hành những hoạt động như thế trong vùng biển của mình. Nhưng chỉ một hành động đơn phương sai trái của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam lập tức bị cả cộng đồng quốc tế lên án.


Thứ tư, Trung Quốc cố tình vu khống Việt Nam sau vụ sự cố về an ninh trật tự hôm 13, 14/5 vừa qua, cố tình lập lờ, đánh đồng sự manh động của một số ít người bị kích động mà vi phạm pháp luật với các hoạt động bảo vệ chủ quyền trên biển, kiềm chế, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế của các lực lượng chức năng Việt Nam, cũng như các hành động biểu thị lòng yêu nước đúng đắn, hòa bình của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam.


Thứ năm, Trung Quốc cố tình xuyên tạc nội dung, ý nghĩa Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; rêu rao văn bản này đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, giới nghiên cứu, luật pháp quốc tế đã chỉ rõ: nội dung công hàm rất thận trọng và chặt chẽ, đặc biệt là không hề có việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc hay tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Trung Quốc đã cố tình lợi dụng thiện chí của Việt Nam để nhằm phục vụ cho tham vọng lãnh thổ sai trái của mình.


Thu Thủy


Các tin khác







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ cho thuê taxi tải

Dịch vụ cho thuê taxi tải vận chuyển hàng hóa