Thông tin trên được nêu trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) năm 1992 đọc trước phiên họp toàn thể của Quốc hội (QH) sáng 22-10.
Ý kiến khác nhau nên không quy định
Trước đó, dự thảo HP trình QH tại kỳ họp thứ 5 có hai phương án về cơ chế bảo vệ HP. Một là tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ HP hiện hành, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ HP. Hai là đề xuất thành lập Hội đồng HP với chức năng chuyên trách bảo vệ HP.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi HP Phan Trung Lý cho hay trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến về dự thảo, nhiều ý kiến tán thành về quy định Hội đồng HP trong d?? tha?o nh?ng ự thảo nhưng cho rằng cần cân nhắc một số nội dung cụ thể về thẩm quyền, tổ chức và hoạt động của cơ quan này, nhất là mối quan hệ giữa Hội đồng HP với các cơ quan khác của Nhà nước trong việc bảo vệ HP.
Theo kết quả xin ý kiến đại biểu QH bằng phiếu tại kỳ họp thứ 5 thì đa số ý kiến đại biểu QH tán thành với phương án một. “Ủy ban Dự thảo sửa đổi HP (Ủy ban Dự thảo) nhận thấy việc thành lập Hội đồng HP là vấn đề mới, lại đang còn có nhiều ý kiến khác nhau nên trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ HP hiện hành, trong đó tăng cường trách nhiệm của QH, các cơ quan của QH, nhất là Ủy ban Pháp luật của QH và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc bảo vệ HP là phù hợp. Ủy ban Dự thảo đề nghị QH không bổ sung quy định Hội đồng HP vào dự thảo” - ông Lý nói.
Vẫn thu hồi đất cho dự án kinh tế-xã hội
Theo Ủy ban Dự thảo, quyền sử dụng đất là quyền quan trọng của người dân nên HP cần phải quy định chặt chẽ những trường hợp thu hồi. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho Luật Đất đai quy định nhằm tránh việc lạm dụng để thu hồi đất tràn lan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
“Trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội” - ông Lý cho biết.
Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội gắn trực tiếp với lợi ích của người sử dụng đất và doanh nghiệp nên cần phải quy định chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Dự thảo đề nghị QH chỉnh lý khoản 3 Điều 54 như sau: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Quyền hiến định chỉ bị hạn chế bởi luật
Theo Ủy ban Dự thảo, quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được HP quy định. Do vậy, việc hạn chế quyền con người, quyền cơ bản của công dân phải được quy định chặt chẽ trong luật để tránh nguy cơ tùy tiện, lạm dụng. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng yêu cầu quy định chặt chẽ vấn đề này.
Từ đó, Ủy ban Dự thảo đề nghị QH cho tiếp thu ý kiến nói trên và chỉnh lý lại khoản 2 Điều 14 như sau: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Giữ nguyên tên nước: Tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo HP cho thấy đại đa số ý kiến tán thành việc giữ tên nước như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến đề nghị lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Qua nghiên cứu, xem xét nhiều mặt, Ủy ban Dự thảo đề nghị QH cho giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo: Về các thành phần kinh tế, qua thảo luận có luồng ý kiến đề nghị HP nên quy định khái quát mà không quy định cụ thể vai trò của thành phần kinh tế. Ủy ban Dự thảo cho rằng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước và kinh tế nhà nước là rất quan trọng. Do đó, Ủy ban Dự thảo đề nghị QH quy định về nội dung này như sau: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Không quy định về án lệ: Có ý kiến đề nghị bổ sung thẩm quyền ban hành án lệ cho TAND Tối cao. Tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo nhận thấy việc ban hành và áp dụng án lệ đối với nước ta là vấn đề mới và đang còn có ý kiến khác nhau nên chưa thể quy định trong HP mà cần được tiếp tục nghiên cứu và xem xét khi sửa đổi, bổ sung luật. Chính quyền đô thị khác nông thôn: Dự thảo HP lần này đã ghi nhận cụ thể nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ (Điều 111) và xác định rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương (Điều 112). Theo đó, Điều 111 nêu rõ: “CQĐP tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt”. “Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp CQĐP” (khoản 1 Điều 112). M.CƯỜNG |
ĐỨC MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét